Vải thô là gì? ứng dụng của vải thô trong dệt may

Vải thô cùng những ứng dụng thiết thực trong ngành may mặc cho ra những sản phẩm chất lượng. Những sản phẩm thiết thực trong đời sống sử dụng nguyên liệu này.

Chất liệu thô là loại vải được dùng khá phổ biến trong ngành công nghiệp dệt may. Vậy vải thô là gì? Ứng dụng của nó trong may mặc ra sao? Hãy cùng với Đệm Hồng đi tìm hiểu các vấn đề này trong góc hỏi đáp nhỏ dưới đây bạn nhé.

Thế nào là vải thô?

Chất liệu thô là tên gọi loại vải được sản xuất khá đơn giản có nguồn gốc lâu đời và được dùng rộng rãi như vải cotton. Loại vải này  được dệt từ các sợi tơ tự nhiên như bông, gai.  Chúng có tính thoáng khí, khả năng thấm hút mồ hôi cực kì tốt. Do vậy đây là loại vải  được sử dụng ngày phổ biến trong ngành may mặc các sản phẩm thời trang mùa hè hay thời trang công sở hiện đại.

Vải thô là gì? ứng dụng thực tiễn
Vải thô là gì? ứng dụng thực tiễn

Chất liệu Thô được sản xuất ra sao?

Quy trình sản xuất vải thô nếu tính cả thời gian nuôi trồng và chăm sóc cây sợi tự nhiên thì khá dài. Còn nếu chỉ tính quy trình sản xuất sợi sau khi thu hoạch thì cũng khá đơn giản.

Bước thứ nhất

Sau khi thu hoạch bông, gai người thợ sẽ tiến hành kéo chúng thành sợi mà không cần sử dụng hóa chất. Trong quá trình kéo sợi để tăng độ kết dính và giảm ma sát. Người thợ sẽ thêm một chút dầu kéo sợi.

Bước thứ hai

Sau khi kéo sợi xong sợi tơ sẽ được đem đi dệt hoặc đan. Một chút hóa chất định cỡ và bôi trơn sẽ được thêm vào để giảm ma sát. Tăng độ dẻo dai cho sợi vải giúp chúng giảm đứt gãy 

Bước ba

Vải sau khi được dệt xong sẽ đem đem đi xử lý hóa học. Trước tiên là loại bỏ các hóa chất đã dùng ở bước trên vẫn còn dư lại trên bề mặt vải. Tiếp tục loại bỏ các sợi, trấu, bông vướng trên bề mặt vải. Sau đó đem vải đi tẩy trắng vải để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhuộm in. Cuối cùng là đặt vải thô vào quá trình phản ứng kiềm hóa (Mercerizing) để giúp sợi vải phông lên, trông khỏe và bóng hơn. Giúp việc hấp thụ thuốc nhuộm tốt hơn.

Bước bốn

Đem vải đi nhuộm và in. Quá trình này sẽ dùng đến lượng lớn thuốc nhuộm và bột màu in

Bước cuối cùng

Bước xử lý vải sau khi nhuộm. Bước này là bước nhằm đảm bảo và hoàn thiện tính thẩm mĩ cho sản phẩm. Một số đặc tính sẽ được thêm vào vải như: Tăng cường khả năng chống thấm nước, chống nhăn, chống cháy, kháng khuẩn, chống tĩnh điện, chống thấm dầu,… Sau khi đã thêm các tính năng người thợ sẽ kiểm tra một lần cuối cùng xem chất lượng sản phẩm đã đạt yêu cầu chưa để xuất xưởng.

Ưu điểm & Nhược điểm

Vải thô với họa tiết in hoa sinh động
Vải thô với họa tiết in hoa sinh động

Ưu điểm

Ưu điểm đầu tiên không phải tranh cãi chắc chắn là độ bền cực cao của vải thô. Vì được dệt từ tơ sợi tự nhiên nên vải thô rất bền. Hơn nữa, độ co giãn thấp nên vải cũng không dễ bị chảy. Ưu điểm thứ hai là khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời cộng thêm với độ thoáng mát, mềm mịn, nhẹ nhàng chính là ưu điểm vượt trội hơn cả của vải thô.

Đây cũng là ưu điểm đánh bật các loại vải khác để vải thô chiếm lấy sự yêu thích của người dùng. Chúng cũng được biết đến là loại vải có khả năng ăn màu tốt, nhuộm được với nhiều màu khác nhau, tạo ra sự phong phú đa dạng về màu sắc và mẫu mã. Vải thô cũng là loại vải không hề gây thích ứng cho cơ thể khi mặc

Nhược điểm

Chất liệu Tho kẻ sọc caro
Chất liệu Tho kẻ sọc caro

Hay bị nhăn là nhược điểm nổi bật của loại vải này. Nguyên do là bởi chúng được làm từ sợi tơ tự nhiên. Tuy nhiên đừng quá lo lắng vì chỉ cần là một chút là vải sẽ nhanh chóng phẳng lại như cũ thôi.

Một nhược điểm nữa của loại vải này là độ cứng khá cao lại dày. Vì chưa được xử lý nên vải thô khá dày và cứng khi sờ vào. Thế nhưng với công nghệ khoa học tiên tiến như hiện nay những nhược điểm này không còn đáng lo ngại vì đã có cách khắc phục

Ứng dụng trong dệt may

Quần áo được sản xuất từ chất liệu Thô
Quần áo được sản xuất từ chất liệu Thô

Trong may mặc chất vải này được dùng rất phổ biến. Chúng được dùng để may áo sơ mi, đồng phục áo công sở với mẫu mã và kiểu dáng khá đa dạng. Với các nàng những chiếc chân váy hay váy liền từ vải thô quả là sự lựa chọn tuyệt vời. ải thô được dùng để may chân váy midi.

Với kiểu dáng bắt mắt, chân váy vải thô đem lại vẻ đẹp tiểu thư hiền lành, cổ điển pha lẫn một chút hiện đại và cá tính cho các nàng thơ. Vải thô cùng đặc biệt thích hợp may: quần áo trẻ em, người lớn tuổi, quần đùi, quần short,… Vải thô cũng phù hợp để may các loại hộp bút, ví tiền, túi xách, mũ, balo,….. thậm chí là sản xuất các mẫu rèm vải thô, chăn, ga gối, vỏ đệm,…

Tham khảo thêm các chất liệu khác

Ngoài chất liệu vải này được giới thiệu bên trên, Đệm Hồng giới thiệu thêm nhiều nguyên liệu khác. Đây đều là những nguyên liệu chủ đạo sản xuất chăn ga gối nệm cao cấp, trong dệt may, đồ gia đình … Được chúng tôi tổng hợp lại kỹ lương sau đây:

Foam là gì Vải Thun Vải Acrylic
Vải TC là gì Vải Ren Nguyên liệu lông vũ
Jacquard là gì Vải Kate Vải Thô
Modal là gì Vải đũi Vải không dệt
Tencel là gì Vải voan Cao su thiên nhiên
Vải cotton Sợi Len Vải Kaki
Vải Spandex Sợi Lanh Vải Bamboo
Vải Viscose Sợi Lụa Vải Gấm
Vải Satin Vải Jeans Sợi Polyester
Vải Nỉ Lò xo Bông vải Microfiber

Kết luận

Trên đây là góc hỏi đáp vải thô là gì, ứng dụng của vải thô trong may mặc. Hãy liên hệ với Đệm Hồng để được tư vấn kỹ hơn về vải thô bạn nhé. Hoặc để tìm hiểu chuyên sâu hơn về các dòng sản phẩm chăn ga gối đệm. Hãy mail cho chúng tôi theo đia chỉ mail DemHong.vn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn!

The post Vải thô là gì? ứng dụng của vải thô trong dệt may appeared first on ĐỆM HỒNG.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tiêu chí lựa chọn khăn khách sạn, khăn spa cao cấp

Ruột gối Dunlopillo fiber siêu mềm mịn

Ruột gối Dunlopillo White Cloud Premier Fibrefill Pillow