Chiếu cói – truyền thống cổ xưa của người dân Việt Nam

Chiếu cói có thể nói là 1 trong những biểu tượng khi nhắc đến Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu qua nét đẹp lâu bền này thôi nào.

Tham khảo giá các dòng chiếu “Tại Đây

Nguồn gốc xuất xứ và lịch sử hình thành chiếu cói

Ngày xưa cói là loại cỏ mọc dại và rất dễ dàng tìm thấy ở các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Thánh Hóa,…Sau khi người nông dân Việt Nam chúng ta phát hiện được công dụng cực kỳ hữu ích từ loài cói này làm chiếu. Đầu tiên đã tiến hành cho bứng gốc cói từ ven bờ biển, kênh rạch về trồng. Dần dần về sau, diện tích cây cói được nhân rộng ra có nơi lên đến 25ha. Từ đó hình thành các làng nghề làm chiếu cổ truyền lâu đời.

Thu hoạch cói theo thời vụ
Thu hoạch cói theo thời vụ

Chiếu cói ban đầu chỉ cần đem tách ra phơi khô, chọn cọng cói nào có chất lượng. Độ bền tốt, sử dụng dây đay liên kết từng cọng cói lại với nhau. Hay gọi chung là dệt chiếu. tất cả mọi công đoạn đều thực hiện thủ công, vậy nên mất khá lâu để làm xong. Tiếp đến, người ta nhuộm màu để tạo tính thẩm mỹ, tinh tế hơn họ vẽ những họa tiết hoa văn lên tấm chiếu để hoàn thiện sản phẩm. Chưa dừng ở việc làm chiếu, ông cha chúng ta còn tận dụng làm đồ thủ công. Đồ lưu niệm từ cói, như túi, ví, làn, dép, thảm,….vô số mặt hàng bằng cói cũng được ra đời theo cách đó. 

Hiện nay các làng chiếu Việt Nam vẫn tồn tại, lưu giữ nét đẹp văn hóa và truyền thống lâu năm. Có giá trị tinh thần rất lớn đối với thế hệ sau này. Nhắc đến làng chiếu Phú Tân ai ai cũng phải tấm tắc khen ngợi. Vì chất lượng của từng tấm chiếu. Không phải chỉ nhờ vào chất liệu tốt mà còn vì được làm từ công sức và tâm huyết nơi người làm chiếu. Hay làng chiếu cói An Xá – Lệ Thủy nổi tiếng sản xuất sản phẩm truyền thống. hHoặc làng nghề chiếu cói Nga Sơn – 1 trong những nơi phát triển nghề làm chiếu cói đầu tiên tại Việt Nam chúng ta,….

Dệt chiếu cói thủ công
Dệt chiếu cói thủ công

Ưu và nhược điểm của chiếu cói

  • Về ưu điểm

Ngành sản xuất chiếu cói đã và đang ngày càng phát triển vượt bậc. Từ chất liệu, cách làm đến tính thẩm mỹ cũng được cải thiện đáng kể. Người dân áp dụng máy móc trong quá trình sản xuất nhằm tăng hiệu suất lẫn chất lượng. Tần suất hoạt động nhanh chóng, ít sai sót và có giá trị trên thị trường.

Các loại sản phẩm ở thời điểm hiện tại đa dạng màu sắc, kiểu dáng phong phú. Và mỗi làng nghề sẽ cho ra một loại chiếu có nét đẹp riêng. Tạo nên các thương hiệu chiếu cói, có độ cạnh tranh với nhau.

  • Về nhược điểm

Tuy đa phần người dân dã sử dụng công nghệ hiện đại hơn. Vẫn còn không ít nơi quyết định làm theo cách thủ công truyền thống, vừa vất vả lại rất tốn thời gian. Mặc dù có thể chiếc chiếu có độ tinh xảo hơn. Song, khi đưa vào thị trường thì giá 1 tấm chiếu chỉ giao động từ 50 000-60 000VNĐ. Trong khi đó, chiếu làm bằng máy lên đến 150 000-160 000VNĐ.

Thêm 1 điểm nữa, chiếu cói hay bất cứ loại chiếu nào cũng chỉ sử dụng trong mùa nóng mà thôi. Trung bình 1 gia đình sẽ mua tầm 1-2 chiếu. Dùng 1 thời gian khá dài, khoảng 3-4 tháng, lâu thì 6-7 tháng. Vì thế, người dân sản xuất số lượng lớn dẫn đến hàng hóa ứ đọng. Không tiêu thụ được, không tạo doanh thu, khiến mọi người gặp khó khăn tài chính.

Khâu sản xuất chiếu cói Xuân Hòa
Khâu sản xuất chiếu cói Xuân Hòa

Màu sắc và đặc tính cơ bản

Các cọng cói trước tiên được đa dạng các loại màu sắc cho thêm phần bắt mắt, sinh động. điển hình nhất chính là màu đỏ, màu vàng và xanh lá mạ. Và ở tất cả các loại chiếu cói đều lấy màu đỏ làm màu chủ đạo. Lý do là vì người phương Đông chúng ta quan niệm màu đỏ tượng trưng cho sự hạnh phúc, đầy đủ. 1 số hoa văn trên tấm chiếu được vẽ lên bằng tay. Vậy mới nói người thợ làm chiếu hệt như người nghệ nhân, tác phẩm nghệ thuật đó lại càng có hồn.

Nhưng hầu hết là dệt hoa văn nhờ thiết bị, máy móc vẫn tiện lợi gấp nhiều lần. thông thường chiếu sẽ có họa tiết đối xứng, chữ hán về sự sung túc, ấm no, viền đỏ phía ngoài, 4 góc trang trí lá tứ linh,….hay những biểu tượng đặc trưng Việt Nam: cây lúa, dừa, chữ thuần việt,…Tóm lại là rất nhiều hoa văn lớn nhỏ kết hợp màu sắc hài hòa mang lại 1 kiệt tác chứ không còn là 1 chiếc chiếu nữa.

chiếu cói truyền thống làng nghề Vĩnh Bảo
chiếu cói truyền thống làng nghề Vĩnh Bảo

Công dụng và cách sử dụng ra sao?

Khi mua chiếu về, bước đầu tiên cần làm là xả nước cho bớt bụi bặm sau đó đem phơi khô. Đối với 1 vài loại chiếu cói từ các làng nghề truyền thống thì đặc biệt hơn. Mọi người khuyên rằng đem chiếu phơi sương trong 1 đêm. Việc làm này sẽ tạo được độ mềm mại và mát. Đồng thời thoảng thơm mùi cói mộc mạc.

Tấm chiếu cói chất lượng đạt chuẩn xài cực kì bền. Dùng lâu ngày mà màu sắc không phai cũng như sợi cói không bị hư hỏng. Khi cần dùng thì trải ra sàn nằm, nhất là trong mùa nắng. Vô cùng thích hợp, sau đó xếp gọn lại 1 góc là được. Lâu lâu nên xả lại cho sạch, nằm thoải mái hơn.

Chiếu cói truyền thống cổ xưa Việt Nam
Chiếu cói truyền thống cổ xưa Việt Nam

Thay vì nằm nệm, chiếu cói Việt sẽ giúp cho chúng ta nằm thẳng lưng, tư thế chuẩn, hạn chế ra các bệnh về lưng, xương khớp đối với những người lớn tuổi. Chiếu cói mát mẻ vào mùa nóng nhờ vài từng sợi cói đan vào nhau có rãnh nhỏ tạo độ thông thoáng, thấm hút hiệu quả, không bí mồ hôi. Chất liệu hoàn toàn tự nhiên 100%, thân thiện môi trường. Dùng được cho tất cả mọi đối tượng.

Vừa rồi là 1 số thông tin bổ ích về chiếu cói Việt Nam. Qua đó, quý độc giả có thể hiểu hơn về văn hóa đẹp đẽ lâu đời của Việt Nam chúng ta và trân trọng những truyền thống đó đến mãi sau này.

Để biết thêm thông tin chi tiết, hoặc đặt mua sản phẩm vui lòng liên hệ hotline 096.446.2626 hoặc truy cập https://demhong.vn/chuyen-muc/tu-van-chieu/ để tham khảo thêm các bài viết về chiếu.

The post Chiếu cói – truyền thống cổ xưa của người dân Việt Nam appeared first on ĐỆM HỒNG.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

3 Cách nhận biết đệm Everon chính hãng!

Tiêu chí lựa chọn khăn khách sạn, khăn spa cao cấp

Gối cao su Dunlopillo chất lượng cao chính hãng