Vải Polyester và những ưu điểm vượt trội
Vải polyester là loại sợi tổng hợp được chọn lựa hàng đầu với những ưu điểm vượt trội khắc phục hầu hết nhược điểm của các loại vải truyền thống khác.
Trong những năm gần đây với sự phát triển không ngừng của công nghệ may mặc, không chỉ có những máy móc công nghiệp được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong các xí nghiệp của Việt Nam mà còn có cả các loại nguyên liệu tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong đó đặc biệt là vải polyester. Vải polyester dần chiếm cho mình chỗ đứng vững chắc trong nền công nghiệp của đất nước 90 triệu dân này. Vậy vải polyester có tốt không mà lại được sử dụng rộng rãi như vậy?
Vải polyester là gì?
Vải Polyester trước hết chính là một loại sợi có nguồn gốc nhân tạo, được con người tổng hợp nên, có khả năng chống nhăn, kháng bụi đặc biệt.Vì vậy không khó hiểu khi nó được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp may mặc.
Từ thời trang cao cấp cho tới thời trang bình dân, không khó để bắt gặp polyester. Vải polyester dần trở thành một nguyên liệu cốt cán trong nền công nghiệp của nước nhà.
Nguồn gốc và phân loại của vải polyester.
Polyester xuất hiện đầu tiên từ năm 1951, được con người tạo ra từ không khí, than đá và dầu mỏ. Phản ứng tạo ra polyester đó chính là phản ứng giữa rượu và axit, trong phản ứng này các phân tử nhỏ liên kết với nhau tạo nên một phân tử lớn có cấu trúc tương đồng nhau, đó chính là polyester.
Căn cứ vào tính chất của từng loại sợi polyester củng như đặc điểm của quá trình sản xuất polyester được chia thành 4 loại chính: sợi xơ, sợi thô, sợi filament và fiberfill. Tất cả cả loại sợi này đều được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các đồ dùng gia đình như chăn, ga , gối, nệm và cả quần áo.
Quy trình sản xuất công nghiệp của vải polyester.
Quá trình này bao gồm 5 bước cơ bản.
Bước 1: Quá trình xảy ra phản ứng trùng hợp
Để tạo ra xơ polyester, ethylene glycol phản ứng với dimethy terephthalate (có xúc tác) ở 150 dến 220 độc C. Kết quả hóa học của phản ứng này tạo thành một monomer hay còn gọi là xơ polyester, xơ polyester được nóng chay và ép qua khe tạo thành một dải dài.
Bước 2: Làm khô giải polyester
Dải polyester sau khi được đưa ra khỏi máy ép thì được đưa đi làm lạnh cho đến khi giòn. Sau đó được cắt thành những hạt rất nhỏ để tạo độ bền cho vải polyester.
Bước 3 Kéo sợi polyester
Nhứng hạt nhỏ sau khi đã được cắt sẽ được mang đi nung nóng ở nhiệt độ lên đến 260 độ C tạo thành một hỗn hợp ở dạng lỏng hơi đặc. Và vì nhiệt độ cao nên các dung dịch này sẽ được đựng trong các thùng kim loại (ổ phun sợi).
Các dung dịch trên sau khi tải qua ổ phun sợi sẽ tạo thành những sợi vải có kích thước khác nhau. Tùy vào kích cỡ của ổ phun hay các thùng kim loại và nhu cầu sản xuất mà phía doanh nghiệp sẽ cho dung dịch vào những thùng kim loại hay ổ phun khác nhau.
Trong quá trình kéo sợi, tùy vào tính chất mong muốn của vải mà phía sản xuất có thể thêm những hóa chất khác nhau.
Bước 4: Kéo căng
Một trong những bước quan trọng thay đổi tín chất vật lý của sợi như độ mềm, độ dài…
Là bước quan trọng giúp liên kết các sợi với nhau và thay đổi độ mềm, độ dài của sợi theo mong muốn của nhà sản xuất.
Bước 5: Cuộn sợi
Sợi sau khi được kéo căng thì được cuộn thành những ống lớn, đóng gói đưa đến nơi dệt vải.
Trong quá trình này củng có thể diễn ra quá trình nhuộm nhưng thông thường là không.
Vải polyester có tốt thật không?
Có lẻ chính mức độ phổ biến của vải polyester đã trả lời cho câu hỏi này.
Để giúp bạn an tâm hơn thì những ưu điểm của vải polyester sẽ được trình bày cụ thể ngay sau đây.
Vải polyester có độ bền rất cao
Vải polyester có khả năng chịu được rất nhiều chất hóa học, chịu được nhiệt độ cao.
Vải polyester có khẩ năng chống nhăn rất cao
Những sản phẩm được tạo ra từ vải polyester đều có khả năng chống nhăn rất tốt. trong suốt quá trình sử dụng có thể cả giặt giũ hầu như rất ít bị nhăn.
Vải polyester rất dễ vệ sinh.
Chính vì các sợi được kết cấu với nhau rất chặt chẽ trong quá trình sản xuất, ít tạo nên các kẽ hở nên quá trình vệ sinh củng rất thuận tiện, hơn nửa chất bẩn củng rất khó để lọt vào các kẽ hở.
Vải polyester dễ nhuộm màu.
Đặc điểm của vải polyester là chủ yếu sản xuất đồ gia dụng nên yêu cầu về màu sắc phong phú là tất yếu. Vải polyester hoàn toàn có thể đáp ứng được điều này, với khả năng nhuộm màu một cách dễ dàng.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên, vải polyester còn nhưng tính năng vượt trội khác như khả năng chống thấm nước, chịu được nhiệt độ cao kháng bụi bẩn. kháng nấm mốc cực kì ưu việt.
Nhược điểm của vải Polyester.
Ngoài những ưu điểm vượt trội đã nêu trên polyester củng tồn tại những nhược điểm cần phải khắc phục.
Chất polyester khá nóng nên khi sử dụng để sản xuất các loại quần áo trang phục thì dễ gây khó khăn cho người sử dụng.
Tham khảo thêm các chất liệu sợi vải khác
Ngoài chất liệu vải này được giới thiệu bên trên, Đệm Hồng giới thiệu thêm nhiều nguyên liệu khác. Đây đều là những nguyên liệu chủ đạo sản xuất chăn ga gối đệm, trong dệt may, đồ gia đình … Được chúng tôi tổng hợp lại kỹ lương sau đây:
Tổng kết
Với những ưu điểm vượt trội của mình chất liệu polyester đã giành chiếm được chổ đứng vững chắc trong nền công nghiệp may mặc của Việt Nam. Trên đây chính là những thông tin về chất liệu polyester mà đệm hồng – nhà phân phối chăn ga gối nệm chính hang tại Việt Nam cung cấp. Truy cập https://demhong.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết. Nếu bạn còn băn khoăn lựa chọn cho mình một địa chỉ để mua chăn ga gối nệm từ vải polyester uy tín thì chắc chắn đệm hồng sẽ không làm bạn thất vọng.
The post Vải Polyester và những ưu điểm vượt trội appeared first on ĐỆM HỒNG.
Nhận xét
Đăng nhận xét